Cách phòng trừ nấm gây hại hoa lan cattleya

Cách phòng trừ nấm gây hại hoa lan cattleya

Cách phòng trừ nấm gây hại hoa lan cattleya

Đây là loại bệnh cực kỳ phổ biến và rất hay gặp với loài lan cattleya được tưới nước quá nhiều và thường xảy ra vào mùa mưa, nó sẽ gây thối rễ và làm chết cả cây.

Bệnh thối đen (black rot) hại hoa lan cattleya

Bệnh thối đen (black rot) hại hoa lan cattleya

Nguyên nhân và triệu chứng

Đối với dân trồng hoa lan thì đây là bệnh cực kỳ nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề, nó có thể gây thối thân, rễ và dẫn đến cái chết cho những cây lan cattleya con.

Khi cây bị bệnh thì thân và cành thối, mềm nhuỗng ra nên khi cầm vào sẽ tự rời khỏi thân, nó xuất phát từ rễ và gốc cây.

Những cây hoa lan cattleya thường mắc bệnh thì thân cây và rễ sẽ không thối ngay mà thường chất khô trên chậu.

Với các loài nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp thì cây này bị bệnh sẽ lan sang các cây khác rất nhanh chóng.

Vào mùa mưa khi tưới các loại phân bón cho lan nhưng không để ý đến hàm lượng và có những loại có đạm quá nhiều sẽ gây ra bệnh cho lan cattleya. Bên cạnh đó nếu tưới các loại phân những lại không làm cho chúng hòa tan hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng thối cành.

Biện pháp phòng ngừa

Trước tiên nên tách riêng các cây lan cattleya con riêng ra với các cây lớn vì các cây non thường có sức đề kháng yếu hơn và dễ chết hơn.

Đối với các cây lan lớn khi mắc bệnh cần bấm, cắt các phần bị bệnh và nhúng thuốc toàn thân hoặc xịt đều thuốc để phòng ngừa, các loại thuốc thường dùng là Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Bệnh đốm vòng (Anthracnse)

Những cây lan bị bệnh này thường có dấu hiệu là các vòng tròn nhỏ đồng tâm sau đó bắt đầu lan rộng dần và làm cho lá vàng, thối đi.

Những đốm vàng này sẽ có kích thước không giống nhau và tùy theo từng loại lan khác nhau mà chúng cũng khác nhau, thường là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp gây nên. Bệnh này xuất hiện trên lan chủ yếu là vào mùa mưa ẩm.

Để giải quyết vấn đề này thì người chơi lan thường phải đề phòng trước bằng cách phun các loại thuốc như:Mancozep, Dithal, Vicaben,…theo nồng độ và liệu lượng nhà sản xuất để trên bao bì.

Bệnh khô lá (Leaf blight)

Bệnh khô lá (Leaf blight)

Bệnh này ban đầu chỉ có một chấm đen khá nhỏ nhưng lại phát triển cực nhanh và đôi khi chấm đen này ở đỉnh lá hay chân lá và lan nhanh lên phía đối diện. Nếu không có biện pháp phòng ngừa nó sẽ ăn nhanh lên trên và làm cho lá khô nhanh chóng và rụng đi.

Thông thường bệnh này do nấm Phylostica gây nên, nó lan truyền theo đường gió nên rất khó phòng ngừa. Tốt nhất là nên phun thuốc khi phát hiện ra vấn đề và các loại thuốc thường dùng là: Score hay Super, phun 5 lần/ ngày.

Bệnh héo rễ (Wilt) hại cây hoa lan cattleya

Bệnh héo rễ (Wilt) hại cây hoa lan cattleya

Đối với bệnh này thì nó sẽ gây ra hiện tượng thối rễ làm cho cây suy yếu, đối với lan cattleya thì bệnh héo rễ lại làm chúng càng ngày càng chậm phát triển, khi nó diễn ra thời gian lâu và dài thì cây càng suy yếu.

Có một điều mà bạn chưa biết là chỉ có địa lan mới không mắc phải bệnh này còn lại tất cả các loại lan đều có thể bị vấn đề này.

Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là do nấm Selectrotium rolfsii gây nên. Những tế bào bệnh này có thể tồn tại trong môi trường khá lâu và khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển thành bệnh gây khó khăn cho người trồng lan và làm lan yếu dần đi, mất sức sống.

Trên đây chính là những bệnh nấm có thể gây ra đối với hoa lan cattleya mà người trồng lan cần phải đặc biệt lưu ý và chữa trị cho cây kịp thời. Hy vọng những thông tin mà Chơi Hoa Lan cung cấp sẽ giúp được những dân chơi lan chính hiệu và nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cứ comment để được giải đáp nhé.

Nguồn tham khảo: 

http://orchidfetish.com/disease.html

http://www.phelpsfarm.com/OrchidPestsandDiseases.pdf

https://www.aos.org/orchids/orchid-pests-diseases/black-rot.aspx

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *