hoang-lan

Cây Hoàng Lan được mệnh danh là hoa của các loài hoa bởi sắc hoa có màu vàng rực rỡ tỏa ngát hương thơm, được nhiều người yêu thích.

Hoàng Lan có tên khoa học là Cananga odorata, họ thực vật: Mãng cầu – Annonaceae, và được gọi với cái tên khác như: Sứ Công Chúa, Ngọc Lan Tây,Ylang-ylang và Ylang Công Chúa, cây có nguồn gốc từ Indonesia, Philippnes và Malaysia. Được phân bố ở khắp Việt Nam, Thái Lan và các đảo Thái Bình Dương, ở vùng Bắc Australia, Polynesia, Melanesia, Micronesia.

Hiện nay, chúng được trồng khắp nơi  từ Bắc vào Nam ở nước ta, thường được trồng trong công viên, khuôn viên công cộng, ngôi đình, chùa, miếu, các địa điểm di tích lịch sử, di tích văn hóa,…và những nơi có độ cao khoảng 1000m trong những cánh rừng sâu phía bắc ở sapa.

Xem thêm:

Đặc tính và đặc điểm về cây Hoàng Lan

hoang-lan

Đặc tính

Cây Hoàng Lan là loại cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, rất dễ trồng ở các  loại đất khác nhau, ưa thích các loại đất chua, cây không chịu được úng, phèn, mặn. Cây ưa ánh sáng, ưa ẩm nhưng cũng chịu được nhiệt độ cao. Cây có thể sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, trên núi, gần hồ và biển.

Đặc điểm

Là loại địa lan có kích cỡ lớn và được chia thành 3 loại cây đều cho hoa và  màu sắc giống nhau:

Loại thân gỗ lớn: là loại cây được trồng làm cảnh ở các không gian rộng lớn như công viên, khu nghỉ dưỡng, khu di tích văn hóa.

Loại thân lùn: cũng thuộc cây thân gỗ nhưng có kích thước nhỏ hơn và chiều cao giới hạn khoảng 2m, và thường trồng trong sân vườn hay trong chậu để làm cảnh.

Loại dây leo: loại này có thân khá mảnh, còn được gọi là cây dẻ.

Lá của Hoàng Lan thuộc loại lá đơn, lá khá mỏng và mềm nên dễ rụng. Lá có hình trái xoay và phần đầu nhọn, 2 mặt nhẵn. chiều dài lá có kích thước 15-20 cm và chiều rộng khoảng 5-8cm.

Rễ

Rễ của Hoàng Lan không quá sâu vào đất  nhưng lan rộng,  vì vậy cây có thể bám chắc, sinh trưởng tốt trên cả đất khô.

Hoàng Lan có vỏ màu xám trắng, thân cây và cành khá giòn và dễ gãy, thường thì cành mọc ngang và tạo thành các tán hình trụ.

Hoa

Hoa Hoàng Lan có 6 cánh dài và uốn lượn sóng, mọc thành cụm trên những cành cây. Vào tháng 5 là sẽ đến mùa cây ra hoa, khi còn là nụ thì hoa có màu xanh lục, khi nở thì sẽ sau chuyển dần sang màu vàng xanh và có mùi hương rất thơm rất dễ chịu.

Sau khi hoa tàn thì cây sẽ ra quả có hình bầu dục, quả mọc theo chùm và mỗi quả có từ 8 – 12 hạt, khi còn non thì quả  sẽ có màu xanh sau đó dần dần sẽ chuyển thành màu nâu đen khi chín.

Công dụng của cây Hoàng Lan

hoang-lan

Trong cảnh quan đô thị

Hoàng Lan mang lại vẻ đẹp dịu nhẹ, cây to và tán lá rộng giúp thanh lọc không khí, mát mẻ, làm sạch bụi bẩn, giúp không gian trong lành. Nên chúng được trồng làm cây cảnh quan trong công viên, bệnh viện, trường học, vỉa hè, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng…

Cây Hoàng Lan kích thước nhỏ được nhiều người  dùng để chơi cây cảnh, trang trí cho nhà hàng, khách sạn. Đặt trong phòng khách, sân vườn để trang trí cho đẹp, giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả, tặng quà cho nhau trong những dịp lễ.

Trong đông y

Vỏ cây làm thuốc chữa đau bao tử, nhuận tràng. ngoài ra thì hoa khô dùng để điều trị sốt rét, hoa tươi giã nhuyễn chữa dời leo, trị bệnh hen suyễn, nhức đầu,…Tinh dầu hoa Hoàng Lan trị nghẹt thở, huyết áp cao, xoa bóp, điều tiết các chất bã nhờn đối với các vấn đề về da.

hoang-lan

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng cây Hoàng Lan

Đất trồng

Nên chọn thành phần hỗn hợp 70% đất tại vườn ươm, 30% phân xanh và tro trấu, tránh trồng hoàng lan trên đất chua và đất mặn. Trồng trên loại đất thoáng khí, xốp khả năng thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng. không cần tưới nhiều nước vì dễ gây thối rễ.

Nhân giống

Giâm cành là phương pháp hiện nay được sử dụng hiệu quả nhất, vì cây Hoàng Lan con rất dễ sống và sinh trưởng nhanh. giâm cành được thể hiện qua 3 bước sau:

Bước 1: Chọn những cây không quá già hoặc không quá non, cành cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt cành khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá sau đó ngâm vào dung dịch kích rễ trong khoảng 2 tiếng.

Bước 2:  Sau khi kích rễ song lấy cành cây cắm xuống phần đất đã chuẩn bị và tưới đẫm nước ở lần đầu tiên. Sau đó tưới nước đều đặn với lượng ít để duy trì độ ẩm,  đặt che chắn cẩn thận, đảm bảo 50% ánh sáng tự nhiên để cây bén rễ và phát triển thành cây mới.

Bước 3: Sau khi cây đã cứng cáp nên di chuyển cây Hoàng Lan con ra địa điểm trồng mà bạn muốn. Lưu ý phải cắt những phần rễ bị héo, thối chỉ để lại phần rễ to mập và khỏe để trồng, có như thế cây mới sinh trưởng tốt.

Chăm sóc hoa hoàng lan.

hoang-lan

Tưới nước:

Thời gian đầu, có thể tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, không nên tưới ướt đẫm và chỉ cần tưới đủ ẩm đất, Nếu tưới nhiều cây sẽ bị trút lá. Khi cây đã trưởng thành thì khoảng 7 – 10 ngày mới cần tưới 1 lần.

Vào mùa mưa, không cần phải tưới nước vì sẽ khiến cây bị úng, rễ bị thối. Mùa nắng nên duy trì độ ẩm trong đất và lá bằng cách phun sương lên cây.

Ánh sáng

Hoàng Lan là loài cây ưa ánh sáng, phát triển tốt trong ánh sáng tự nhiên. Chúng ta nên trồng cây ở vị trí rộng rãi và thoáng mát.

Phân bón

Phân NPK là loại phân chủ yếu được sử dụng để bón vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cao, khi bón phân phải rải đều xung quanh, không dồn một chỗ và phải tưới nước ngay sau khi bón để cây phát triển tốt.

Kích thích nở hoa

Nhiệt độ là yếu tố kích thích sự nở hoa của cây Hoàng Lan, nếu nhiệt độ giảm xuống và sau đó quay về bình thường thì cây sẽ nở hoa, điển hình như sau những trận mưa rào thì hoa sẽ nở rộ.

Cắt tỉa và phòng trừ sau bệnh

hoang-lan

Nên làm sạch cỏ dại để phòng sâu bệnh gây hại cho cây. cành cây Hoàng Lan rất giòn nên phải cắt tỉa thường xuyên để duy trì vẻ đẹp và giảm thiệt hại khi cây bị gãy đổ.

Tóm lại

Trên đây là tất cả những thông tin về lan Dendro và cách trồng, chăm sóc sao cho cây phát triển tốt nhất, hy vọng với những kiến thức này của blog Chơi Hoa Lan sẽ giúp cho bạn có được những kinh nghiệm tốt nhất để tạo ra những chậu hoa lan ưng ý nhất.

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_lan

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *