Lan Đai Châu

Lan Đai Châu là giống lan được người yêu lan rất thích sưu tầm bởi chúng dễ trồng và cho hoa rất đẹp lại bền hoa lâu. Phong lan Đai Châu còn có ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc, phù hợp để trưng trong nhà vào dịp tết đến xuân về. Để hiểu rõ hơn về loài lan này cũng như học cách trồng và chăm sóc hoa đơn giản nhất, xin mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây.

Nguồn gốc hoa Lan Đai Châu

Lan Đai Châu còn có tên gọi khác là Lan Tai Châu, cây Nghinh Xuân, hoa Ngọc Điểm, tên khoa học là Rhynchostylis. Đây là loại hoa đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, là giống hoa bản địa có mặt nhiều tại vùng rừng núi Việt Nam. Hoa mọc thành chùm dài, những bông hoa nhỏ xinh thơm ngát nở đúng dịp tết Nguyên Đán, rất thích hợp để chưng trong nhà, sân vườn.

Đặc điểm của Lan Tai Châu

Lan Đai Châu

Lan Tai Châu là giống ưa sáng trung bình và có khả năng chịu hạn tốt, nếu đạt độ ẩm lý tưởng ở mức 40-70% thì cây sẽ sinh trưởng mạnh. Giống lan này thích hợp trồng vào các giỏ gỗ lũa hoặc trên các thân cây, khúc gỗ. Lan Tai Châu là giống không có giả hành, thuộc cây đơn, lá cây màu xanh lục dài từ 30-40cm.

Loài hoa này cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán, hoa nở 30-40 ngày mới tàn, có mùi thơm thuần khiết rất dễ chịu. Hoa Lan Tai Châu có có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, trắng tím, đỏ hồng, hoa mọc thành chùm dài rủ xuống trông rất đẹp. Một cây lan Tai Châu có thể cho ra 4-5 chùm hoa, mỗi chùm dài từ 40-50cm trông rất bắt mắt.

Xem thêm:

Ý nghĩa phong thủy của hoa Lan Đai Châu 

Lan Đai Châu

Hoa lan Nghinh Xuân có ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc, người ta quan niệm mùa xuân là mùa sinh sôi, nảy nở, khởi đầu  một năm mới. Bày một giỏ Nghinh Xuân trong gia đình như trên ban thờ, phòng thờ, phòng khách hoặc trước cửa gia chủ sẽ mang tới ý nghĩa trọn vẹn, quốc hồn quốc túy. Nghinh Xuân là nghinh đón một năm mới sung túc, sum vầy, một năm sức khỏe tràn đầy, công danh sáng lạn, tài lộc xum xuê, hạnh phúc viên mãn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Đai Châu đơn giản nhất

Lan Tai Châu là giống ưa sáng nhẹ và có khả năng chịu hạn, là giống hoa bản xứ nên rất dễ trồng và chăm sóc. Chỉ cần bạn nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây là bạn có thể trồng và chăm sóc một cách dễ dàng.

Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm

Lan Đai Châu

Lan Tai Châu thích hợp ở độ ẩm lý tưởng là 40-70% và khả năng chịu hạn tốt, cây hơi ưa sáng nhưng không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ bị bỏng lá. Nhiệt độ phù hợp cho cây từ 26-30 độ C và có thể tưới nước mỗi 2 -3 lần/ ngày.

Lan Tai Châu có khả năng chịu lạnh kém, không quá 10 độ C, do vậy, vào mùa đông bạn cần chú ý để cây không bị lạnh quá. Khi nhiệt độ xuống thấp, bạn nên di chuyển cây tới nơi ấm áp hơn để cây có thể sinh trường ổn định và cho hoa đúng dịp tết.

Điều kiện về ánh sáng và độ thông thoáng

Lan Đai Châu

Phong lan Tai Châu là cây cần phải để nơi thoáng gió và ánh sáng vừa phải. Tốt nhất là nên trồng cây vào giỏ gỗ hoặc bám trên các thân gỗ sống hoặc chết để đảm bảo độ thoáng tối ưu. Nếu để cây không đủ sáng (dưới 60%) cây sẽ bị yếu ớt, thối rễ và khó phát triển mạnh. Nếu để cây thừa sáng (trên 70%), cây có thể bị bỏng cháy lá và không sống khỏe được.

Điều kiện về phân bón và phòng trừ sâu bệnh

Lan Đai Châu

Lan Đai Châu thích hợp sử dụng phân bón NPK với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây bắt đầu mọc lá, sử dụng NPK mỗi tuần 1 lần với ¼ thìa phân cùng 4 lít nước tưới cho cây. Vào mùa xuân, hè sử dụng NPK tỉ lệ 30-10-10; vào mùa thu, đông tỷ lệ: 10-20-30, khi cây bắt đầu ra hoa cần nâng tỷ lệ Kali để cây hấp thụ đủ dinh dưỡng nuôi hoa.

Lan Tai Châu khá dễ chăm và dễ trồng, khả năng chịu sâu bệnh cũng tốt hơn nhiều loại lan khác. Ta chỉ cần lưu ý phòng nấm khi thời tiết thay đổi, bệnh ruồi vàng hại lá và bệnh thối rễ vào mùa mưa hoặc tưới quá nhiều nước. Sử dụng thuốc phòng bệnh cho cây như sau:

  • Phun thuốc chống nấm cho cây định kỳ 1 lần/ tháng, có thể sử dụng các thuốc như: Ridomil, Boocdo, …
  • Khi thấy có ruồi hại lá cần phun đặc trị ruồi vàng
  • Thường xuyên vệ sinh cỏ dại và nhặt lá vàng, úa, vệ sinh gốc cây để tránh bị ẩm, đọng nước gây thối rễ.

Kỹ thuật nhân giống Lan Đai Châu

Lan Đai Châu

Phong lan Tai Châu khá dễ nhân giống, chúng ta có 3 phương pháp nhân giống đơn giản như sau:

  • Nhân giống bằng cách tự nhiên: Quan sát phần vòi hoa ở phía dưới các cây đang ra hoa, nếu thấy vài đốt không có hoa thì đó chính là vị trí thích hợp để nhân giống. Dùng dao tách nhẹ phần vỏ bọc của đốt đó ra, dùng thuốc kích mầm bôi vào vị trí đó, dừng tưới nước 1 ngày để kích thích cho mầm cây nhú lên. Có thể sử dụng phân NPK hoặc B1 để hòa vào nước tưới cho cây trong quá trình kích thích nhân giống để cây nhanh lên mầm hơn.
  • Nhân giống bằng cách treo ngược cây: Cách này áp dụng cho những cây lan lâu năm nhưng chưa lên cây con. Treo ngược cây lan Tai Châu lên cao khoảng 2m, phần ngọn cây hướng xuống đất. Sử dụng thuốc kích mầm và phân bón cho cây để kích thích cây ra mầm mới nhanh.
  • Nhân giống bằng cách thắt cây: Phương pháp này phù hợp với những khóm lan khỏe, rễ khỏe, cây lan cao trên 30cm. Dùng dây đồng nhỏ thắt chặt vào nhánh rễ khỏe nhất, to nhất của cây sao cho dây ăn vào rễ cỡ 1mm. Để nguyên dây như vậy và tiến hành kích mầm, phân bón như bình thường và chờ đợi cây ra mầm mới.

Kết luận

Các bạn vừa theo dõi phần bài viết về hoa Lan Đai Châu cũng như kinh nghiệm chăm sóc và nhân giống hoa. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để trồng và chăm sóc loại hoa này tốt hơn. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi về cách chăm sóc các giống hoa lan quý khác nhé!

Nguồn tham khảo:

https://eva.vn/cay-canh-vuon/hoa-lan-tai-trau-cach-trong-va-kich-re-cho-lan-dai-chau-c283a452954.html

Recommended Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *