Lan Kiếm có tên khoa học Cymbidium finlaysonianum, thuộc họ Cymbidium. chúng thường xuất hiện ở các rừng nhiệt đới tại Việt Nam, Nhật Bản,Trung Quốc, Philippines… Là một loài hoa dễ trồng và có tuổi thọ lâu nhất vì chúng thích nghi với mọi khí hậu nhiệt đới.
Đặc điểm hoa lan kiếm
Thân lá của lan Kiếm
Lan kiếm thuộc loài cây thân thảo, lá phân nhiều nhánh và mọc dạng bụi, có độ dài 50-70 cm và chiều rộng từ 3-5 cm. Thân cây lan kiếm là những bẹ lá dày, mọc từ gốc có màu xanh mượt. Lá có hình lưỡi kiếm, có độ cứng, vươn thẳng hơi cong ra phía ngoài.
Lá của lan Kiếm
Lá lan kiếm ít rụng trong năm, chúng có sự khác biệt về kích thước và màu sắc là sẽ thay đổi theo điều kiện thời tiết và theo mùa. Những nơi độ ẩm cao ít ánh sáng lá cây khỏe khoắn dài và dày hơn có màu xanh đậm, có bản to, mềm mại hơn. Ngược lại, thời tiết nắng nóng lá sẽ cháy có màu vàng nhạt và ngắn hơn.
Phần bẹ lá ôm sát vào củ để bảo vệ cho cây phát triển tốt, củ càng to thì chất dinh dưỡng càng nhiều cây sẽ lớn nhanh và ra nhiều hoa rất đẹp.
Rễ
Lan Kiếm thuộc dạng rễ chùm, vào mùa nắng thì rễ của chúng phát triển nhanh, vào mùa đông thì rễ ngưng phát triển. Vì rễ của lan Kiếm thích ánh sáng nên có thể bò trên đất trồng xung quanh gốc củ, để có chất dinh dưỡng nuôi cây thì rễ của chúng mọc dài ra và chui vào trong mùn dừa để hấp thụ các chất cần thiết. Đầu rễ có màu trắng hoặc trắng tím, thân rễ thường có màu trắng ngà.
Hoa lan kiếm
khi cây đã trưởng thanh, mỗi cây mọc ra 2-3 cành hoa, mỗi cành có 20 đến 50 bông hoa có kích thước từ 60-90 cm. Mỗi năm cây ra hoa 3 lần, hoa được mọc từ nách lá tạo thành các cành hoa, các cành hoa mọc rủ hướng xuống đất, kéo dài đến hoa cuối cùng,
Cấu tạo của hoa gồm 3 đài, 2 cánh, 1 trụ nhụy, 1 lưỡi lớn, 2 lưỡi nhỏ, Hoa của lan kiếm khá lớn, kích thước đường kính có thể là khoảng 6cm. ở những nơi có 80% ánh sáng thì hoa sẽ nở rộ đẹp hơn.
Ý nghĩa Công dụng của hoa lan Kiếm
Ý nghĩa:
Ở Việt Nam hiện nay, hoa lan kiếm rất đa dạng và phong phú về giống cây, hoa lan Kiếm mang vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng và thanh cao, quyến rũ. Mỗi loại cây có màu sắc khác nhau và thể hiện nhiều ý nghĩa khác biệt như tượng trưng cho sự tinh khôi, tình yêu dành cho nhau,
Công dụng:
Lan Kiếm dùng để trang trí, những bó hoa xinh đẹp, tươi tốt, được con người sử dụng để tặng quà cho nhau và kèm những lời chúc ý nghĩa với nhau trong những ngày đặc biệt. Hoa lan Kiếm có giá trị rất cao trong việc chữa bệnh. Rễ cây dùng để chữa trị chứng ho, rất bổ cho phổi. Lá cây uống vào rất mát và được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, là thành phần trong nước rửa mắt vì chúng chứa chất tốt cho mắt.
Các loại lan kiếm
-
Lan kiếm tiên vũ
Hoa lan kiếm tiên vũ hay còn được gọi là lan kiếm vàng. là loại hoa có kích thước lớn nhất và cành hoa dài nhất từ 50-10 cm và mỗi cành chỉ có 20-30 bông. hoa thưa và có kích thước hoa khoảng 4 cm. Lá dày và cứng có độ rộng khoảng 4cm độ dài lên tới 1m, vào mùa hè thu thì hoa nở rộ và tuổi thọ của nó chỉ 3-4 ngày thì rụng, hương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ. Củ to, đường kính có thể lên đến 6 cm.
-
Lan kiếm dừa
Hoa lan kiếm dừa còn là lan kiếm treo, cành hoa thì ngắn hơn lan kiếm tiên vũ chỉ dài khoảng 30-40 cm, lá cứng và dài đến 1m nhưng lại bé hơn với kích thước khoảng 1,5 – 2cm. Khi ra hoa, cành hoa ngắn hơn, chỉ dài khoảng 30 – 40cm, có vài cây cá biệt dài đến 60cm. Mỗi cành ra khoảng 10 – 20 bông, mỗi bông to khoảng 5cm. Hoa chỉ nở vào mùa xuân và tuổi thọ hoa chỉ được 5 ngày, và có hương thơm giống như mùi kẹo dừa.
-
Lan kiếm lô hội
Từ tháng 1đến tháng 4 là mùa hoa bắt đầu nở rộ, chúng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc. Lá nhỏ và dày có chiều rộng 3 cm và chiều dài 60-70cm tùy vào khí hậu, lá của chúng cứng và mọc vương thẳng nhưng hơi cong. Mỗi chùm có hơn 40 bông hoa và dài khoảng 60 cm.Trên mỗi cánh hoa có những sọc đỏ nâu, tuổi thọ của chúng nở khoảng 3 – 4 ngày. Củ của lan Kiếm Lô Hội nhỏ có kích thước khoảng 2 – 3cm, mùi thơm nhẹ nhàng.
-
Lan kiếm hai màu
Hoa lan kiếm hai màu thường có 2 màu chủ đạo đó là nâu đỏ và vàng ở viền ngoài, hoa chỉ nở vào mùa xuân. Đặc điểm của hoa là lá cứng dày, chiều dài của lá khoảng 70cm và rộng 3cm. Giả hành nhỏ, có hình tròn hoặc giọt lệ, chùm hoa dài 70 cm và có khoảng 30 bông, to đến 4cm và khi mọc dài ra thì có dạng buông rủ hướng xướng xuống đất hoặc dạng hoa dựng.
Ngoài ra thì còn có các loại Lan Kiếm quý hiếm và có giá trị cao như lan Kiếm hoàng long. kiếm vàng củ chi. kiếm trần mộng, lan kiếm hồng hoàng, lan trường kiếm, lan kiếm bích ngọc, lan kiếm vàng rừng, lan kiếm xích ngọc, lan kiếm bạch ngọc, lan đoản kiếm, hoa lan kiếm lá cứng, lan kiếm rừng,…mỗi loại có nét đẹp riêng và hương hoa khác nhau.
Xem thêm:
Cách trồng lan kiếm
Tất cả các loại lan Kiếm đều có kỹ thuật trồng gần giống nhau, thực hiện phương pháp chiết cành sẽ mang lại hiệu quả cao. Sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng lan kiếm.
Chuẩn bị cây giống
Chọn những cây giống thật đẹp, không sau bệnh thì cây con mới phát triển tốt, thường thì chọn cây mẹ có tuổi thọ 3 năm tuổi trở lên. Tiến hành tách từ 2-3 nhánh từ khóm lan, sau đó dùng kéo cắt bỏ phần lá úa vàng, rễ thối và phần rễ già.
Sau khi tách nhánh song cần phải bôi thuốc sát trùng vào vết tách, để cây vào chỗ râm mát qua đêm 1 ngày.
Chuẩn bị vật liệu trồng
Nên chọn vật liệu trồng là khúc gỗ lũa hoặc chậu đất để tạo môi trường thoáng mát, giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt.
Chuẩn bị giá thể
Bạn nên chọn giá thể bằng những miếng xốp và các cục xỉ than hoặc bùn phơi khô, đất ao bùn.
Tiến hành trồng hoa
Bạn nên lót một lớp xỉ than, than củi to hoặc mút xốp dưới đáy chậu rồi rải tiếp giá thể dày khoảng 8cm đã chuẩn bị lên trên gần đầy miệng chậu. Sau đó, đặt khóm lan thẳng đứng vào trung tâm chậu, rồi trải nốt phần giá thể còn lại phủ xung quanh rễ lan.
Sau khi hoàn thành trồng lan kiếm bạn phải tưới nước đẫm cho hoa và đặt chậu hoa vào những nơi râm mát để tránh ánh nắng trực tiếp và duy trì độ ẩm ổn định.
Cách chăm sóc hoa lan kiếm
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, nhiệt độ để lan Kiếm sinh trưởng tốt từ 20-30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao sẽ làm cháy lá. nhiệt độ tối thiểu và tối đa để lan Kiếm chịu được là 15-35 độ C
Thời kỳ ra hoa thì nhiệt đồ phù hợp vào ban đêm từ 7-10 độ C và ban ngày từ 18-22 độ C.
Ánh sáng
Ánh sáng quyết định để cây ra hoa, vào buổi sáng sớm chúng ta nơi để ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây để hoa ra nhiều và cây phát triển tốt. Khi mặt trời lên cao thì ta nên đặt hoa vào giàn che lưới để tránh ánh nắng gay gắt phải đảm bảo 60-70% ánh sáng.
Nhìn thân cây cứng cáp, có màu xanh hơi ngả vàng và mặt lá sáng bóng là cây hấp thụ đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng thì lá cây có màu xanh đậm, mặt lá kém bóng, lá mỏng và to ra, và nếu cây thừa ánh sáng lá cây có màu vàng hơi đậm và đầu lá bị khô.
Tưới nước
Lan Kiếm thích môi trường ẩm nên cần phải tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm, nên tưới nước 2 lần một ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối. Tùy vào thời tiết mà ta có lượng nước tưới khác nhau, như mùa đông thì cần giảm lượng nước lại và mùa hè thì tăng lượng nước sao cho phù hợp.
Khi cây đang đẻ con, cây con đang phát triển và sau khi cây có chồi hoa, sau thời kỳ ra hoa. cần phải tăng lượng nước lên để cây phát triển tốt. Ngược lại, khi cây chuẩn bị ra hoa. giả hành phát triển hoàn chỉnh thì cần giảm lượng nước tưới và tần suất tưới.
Xem thêm:
Bón phân
Lan Kiếm thường sử dụng chất dinh dưỡng chủ yếu từ phân NPK hoặc những loại phân bón chứa các chất vi lượng như magie, sắt, kẽm, mangan, brom, đồng,… không nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho lan Kiếm vì sẽ làm xót cây và phát sinh mầm bệnh gây hại cho cây.
Tóm lại, trên đây đã cho bạn biết về tất cả những thông tin về đặc điểm các loài hoa lan Kiếm cũng như ý nghĩa, công dụng và cách trồng và chăm sóc chi tiết nhất. lan hy vọng những kiến thức này của blog Chơi Hoa Lan sẽ giúp cho bạn có được những kinh nghiệm tốt nhất để tạo ra những chậu hoa lan ưng ý nhất.
Nguồn tham khảo:
https://eva.vn/nha-dep/lan-kiem-co-nhung-loai-nao-cach-trong-va-cham-soc-ra-hoa-dep-c169a453001.html