Lan Phi Điệp có tên tiếng anh là Dendrobium anosmum, chúng được trồng nhiều ở khí hậu nhiệt đới (Việt Nam, Lào. Thái Lan, …), về chủng loại thì chúng thuộc dòng hoàng thảo và rất đa dạng.
Ở Việt Nam thì Lan Phi điệp đã trở thành vua của các loại hoa nhờ vào vẽ đẹp tự nhiên và có giá trị rất cao đặc biệt là Phi Điệp đột biến.
Đặc điểm về lan Phi Điệp
Phi Điệp thuộc loại lan thân thòng vì khi mọc dài ra ngọn của chúng hướng xuống đất, thân cây có chấm tím và dài khoảng 30-100 cm. Màu chủ đạo của Phi Điệp là màu trắng và tím.
Lá Phi Điệp có hình thoi mọc so le với nhau, màu xanh căng bóng, chiều dài và rộng tầm 6-11cm tùy vào khí hậu mỗi nơi thì lá sẽ có kích thước chênh lệch một ít.
Cuối mùa xuân và đầu màu hè là lúc Phi Điệp nở rộ trông rất đẹp, hương hoa có mùi thơm dễ chịu. kích thước hoa khoảng 6-10cm, hoa thường mọc trên các đốt dọc theo 1/2 thân phía ngọn, tuy đẹp nhưng tuổi thọ của hoa rất ngắn, tầm 15-20 ngày tùy vào khí hậu nơi đó có thuận lợi hay không.
Các loại Lan Phi Điệp và cách nhận biết
Lan Phi Điệp có các dòng chính như là: phi điệp vàng, phi điệp tím, phi điệp đột biến gen và phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ, thường thì các dòng có một số điểm khác biệt riêng.
Xem thêm:
Tìm hiểu cách chăm lan ngọc điểm tốt nhất, tạo ra hoa đẹp nhất?
Lan Phi Điệp vàng và Lan Phi Điệp tím
Điểm giống nhau:
Cả 2 loài đều thuộc chi Hoàng Thảo là loại lan có thân thòng, lá bọng nước, sống bám trên các giả thể, thân gỗ tự nhiên. phát triển tốt trong 70% ánh sáng tự nhiên, thích hợp với vị trí cao thoáng, trắng ánh nắng có nhiệt độ cao, độ ẩn vừa phải.
Điểm khác nhau:
Về màu sắc hoa
Phi Điệp vàng có hoa màu vàng, lưỡi hoa màu nâu, hương hoa hơi hắc, các bông hoa cụm lại không có nhiều biến thể.
Phi Điệp tím thì có hoa màu trắng tím, hương hoa có mùi quyến rũ và nồng nàn. là loại hoa có nhiều biến thể như: trắng tinh, mắt nai, 5 cánh trắng, 6 mắt,… Hoa Lan Phi Điệp vàng
Về mùa hoa:
Tháng 9 – 11 hàng năm Phi Điệp vàng thường nở hoa vào những tháng cuối năm.
Tháng 4 – 8 hàng năm Phi Điệp tím lại nở hoa vào khoảng thời gian sau Tết.
Về lá và thân:
Phi Điệp vàng có thân màu xanh và bé hơn Phi Điệp tím, lá Phi Điệp vàng suông dài, đầu hơi nhọn, sắp xếp đều trên thân và hướng về 1 phía.
Phi Điệp tím thì thường có thân màu tím, lá Phi Điệp tím thì tròn và bầu hơn, sắp so le nhau chứ không đều.
Khi lan ra hoa:
Phi Điệp vàng khi ra hoa thì không cần xuống lá thì cây vẫn ra hoa, Phi Điệp tím muốn ra hoa thì cây cần phải xuống lá
Về phân bố:
Phi Điệp vàng thường sẽ được trồng ở các vùng có nhiệt độ ổn định và khá lạnh như khu Tây Bắc hay Lâm Đồng.
Đối với Phi Điệp tím, cây thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và được trồng rải rác khắp cả nước.
Cả hai loại đều mang nét đẹp riêng biệt, nhưng Phi Điệp tím được phổ biến và ưa chuộng hơn vì có hương thơm quyến rũ hơn và dễ trồng ở các nơi.
Để cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và ra hoa đúng mùa phải yêu cầu độ thoáng gió và có ánh nắng hắt nhe, tuy nhiên người trồng phải lưu ý tránh nắng hắt vì có thể dẫn đến cháy lá.
Lan Phi Điệp đột biến
Là loại hoa có giá trị rất cao và được các dân chơi săn lùng bởi chúng có sự độc đáo vô nhị do sự đột biến biến gen.
Sự đột biến này rất hiếm bởi hình dáng khác lạ và cả số lượng cánh hoa khác thường so với những hoa bình thường.
Để có chậu lan đột biến thì cần phải có điều hòa làm mát, trang thiết bị đạt chuẩn. tránh tác động của nhiệt độ cao, mưa và gió, có giàn để phơi nắng. Đặt biệt nguời chăm sóc lan phải có tay nghề cao.
Phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ
Chúng có nguồn gốc từ vùng quê Phú Thọ. đây là loại có thân cây lớn chiều dài từ 1,6m đến 2m. Cánh hoa có màu trắng, môi hoa có hình trái tim và hai mắt hoa có màu tím.
Hương hoa có mùi thơm dễ chịu và hình dáng hoa hài hòa, các cánh hoa đỉnh vươn thẳng, đầu cánh hơi cong, 2 cánh ngang xếp đều nhau.
Cách nhân giống Lan Phi Điệp
Cách 1: Dùng lan rừng
Hiện nay rừng ở việt nam đang được khai thác quá mức, dẫn tới việc tìm kiếm loại lan rừng để nhân giống khá hiếm, hầu hết được mua từ lào và campuchia, sau đó tiến hành thuần hóa và nhân giống lan
Cách 2: Dùng lan vườn
Chủ yếu dùng những dòng lan Việt Nam ở những vùng miền bắc và cả dòng lan Phi Điệp đột biến và nhân giống bằng việc nhân kei.
Thao tác nhân kei rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị những thân cây già, không ra hoa và còn mắt. Sau đó dùng thuốc kích rễ rồi kết hợp với giá thể để nhân giống.
Xem thêm:
Cách chăm, bón phân, tưới nước và nuôi hoa của địa lan?
Cách chăm sóc cây lan phi điệp
Ánh sáng
Lan Phi Điệp ưa ánh sáng môi trường tự nhiên ở mức 70% đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cây. Thời điểm thích hợp để cho lan được chiếu sáng là khi cây chuẩn bị ra hoa.
Nếu cây tiếp xúc quá nhiều ánh sáng, dễ khiến cây suy yếu và cháy lá, kém phát triển. Nhưng nếu trồng ở nơi kém sáng, cây lại dễ bị nấm mốc tấn công.
Độ ẩm
Muốn cây phát triển tốt, không sâu bệnh cần tạo môi trường thông thoáng, vào mùa xuân và cuối đông độ ẩm trong khoảng phù hợp từ 60 – 70%, và mùa hè, thu 80 – 90%.
Đối với khí hậu hanh khô, bạn nên duy trì độ ẩm tiêu chuẩn để khi xuân về, thời tiết ấm trở lại, cây sẽ bắt đầu cho hoa cũng như phát triển những mầm mới.
Nhiệt độ
Phi Điệp phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 8-25 độ C. đặc biệt có khả năng chịu nhiệt độ cao 38 độ C và chịu lạnh 3.3 độ C. Vì thế chúng được trồng dễ dàng trong điều kiện khí hậu việt nam.
Phân bón
Hãy dùng phân hữu cơ để tưới lên cây, tùy vào thân cây to hay nhỏ để dùng lượng phân bón khác nhau.
Chú ý nên bón phân đầy đủ thì cây mới nhận được đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt.
Tóm lại
Trên đây là tất cả những thông tin về lan Phi điệp và cách trồng, chăm sóc sao cho cây phát triển tốt nhất, hy vọng với những kiến thức này của blog Chơi Hoa Lan sẽ giúp cho bạn có được những kinh nghiệm tốt nhất để tạo ra những chậu hoa lan ưng ý nhất.
Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi_%C4%91i%E1%BB%87p_%C4%91%C6%A1n