Không hẳn ai cũng có thể biết được lan vảy rồng hoặc tận mắt chứng kiến loài hoa này trổ bông. Với một điểm khác biệt khá lớn đó là hoa vàng nở trên nền láy màu xanh có một vẻ gì đó rất riêng và độc lạ.
Nghe cái tên thôi chắc bạn cũng đã thấy được sự độc lạ của loài lan này rồi đúng không, bên cạnh đó nó còn là giống lan đã được thuần hóa rất lâu và được trồng chủ yếu ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào…và được nhiều người săn để trồng và chăm sóc.
Đặc điểm của lan vảy rồng
Lan vảy rồng có tên khoa học là Dendrobium lindleyi, bản chất nó là một giống lan mọc ở rừng nhưng đã được người ta thuần hóa từ rất lâu nên việc trồng ở trong vườn loài lan này cũng không quá khó.
Ngoài cái tên nghe có phần mỹ miều nhưng cũng không kém phần dữ tợn thì loài hoa này còn được biết đến với nhiều cái tên khác như như lan vảy rắn, lan vảy cá hay hoàng thảo vảy rồng và tụ thạch hộc.
Đặc điểm của lan vảy rồng
Phần thân của lan vảy rồng chỉ ngắn 4~7 cm, thân thì gốc nhỏ lại nhưng ngọn có xú hướng to lên và thông thường có đường kính khoảng 3~5 cm. Có một điểm khá đặc biệt ở loài lan này chính là giả hành thường mọc sát nhau, mỗi giả hành có một đốt nên nhìn cực kỳ cứng cáp và trông nó giống như vảy rồng đúng với tên gọi của nó.
So với các loại lan khác thì điểm khác biệt lớn nhất và cũng tạo nên thương hiệu của loài lan này chính là trên đầu mỗi giả hành đều có một lá xanh thường màu khá đậm.
Thông thường mỗi giả hành nếu nhỏ sẽ có từ 3~10 hoa và to hơn thì nó sẽ có 15 bông hoa trở lên và nhiều nhất là 25 bông. Với những cây tốt, điều kiện thuận lợi thì hoa có thể tồn tại trong 1 tháng nhưng nếu cây yếu thì hoa chỉ nở khoảng 7~10 ngày rồi tàn.
Vào mùa xuân và mùa hè thì loài lan này sẽ nở đẹp nhất, hoa thường có 3 cánh, xếp so le và phần tâm chính là nhụy hoa sẽ có màu vàng đậm hơn so với phần cánh để tạo điểm nhấn và nó cũng là yếu tố thu hút người xem.
Thường phân bố ở đâu
Ở các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Hòa Bình, Sơn La, Kontum,… chính là những nơi thường xuất hiện loài làn này nhiều nhất vì khí hậu mát mẻ, khá thích hợp cho sự phát triển của loài này.
Ngoài ra loài hoa này cũng được tìm thấy ở một số nước như Bhutan, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ… Những chủ yếu hơn cả thì loài lan này xuất hiện trên các vùng núi thuộc khu vực đông nam á là chính.
Phân loại ran vảy rồng
Theo các chuyên gia thì để phân biệt được những giống lan vảy rồng thì chúng ta dựa chủ yếu vào lá và giả hành của chúng và cũng chính vì thế mà loài này được chia ra làm những loại sau:
Lan vảy rồng ta
- Quan sát kỹ bạn sẽ thấy được một sự khác biệt khá lớn tạo nên tên gọi của chúng chính là thân hình không lớn khoảng 3~4 cm.
- Có 4 khía cạnh chạy dọc theo chiều dài và các cạnh này có xu hướng tóp lại làm chúng ta cảm giác như chúng vuông hơn vảy rồng lào.
- Thêm một điểm nữa là vảy rồng ta thường có thân màu xám đôi khi là màu trắng của cây non.
- Lá cũng có sự khác biệt là cân đối với thân hơn và cũng không quá lớn nên tạo sự dễ chịu khi nhìn.
Lan vảy rồng lào
- Khác biệt đầu tiên mà bạn dễ dàng nhận ra chính là thân hình của vảy rồng lào to, dài khoảng 4~6 cm.
- Thân thường có 6~8 cạnh và các cạnh này cũng không vuông vức như vảy rồng ta, thân có xu hướng tròn, to hơn so với vảy rồng ta.
- Thân cây sẽ có màu vàng hoặc màu nâu đỏ nếu về già.
- Giả hành cũng tạo nên sự khác biệt chính là không có màu trắng như vảy rồng ta.
- Lá thì có phần to hơn, dài hơn so với vảy rồng ta.
Ý nghĩa của lan vảy rồng
Sự trong trắng, thuần khiết, tinh khôi chính là đại diện của màu trắng, màu tím trượng trưng cho sự tôn trọng, ngưỡng mộ, màu hồng tượng trưng cho sự dịu dàng, duyên dáng thì lan vảy rồng với màu hồng mang vẻ rất riêng tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang và phú quý.
Hầu hết dân chơi lan vảy rồng chính là những dân chơi thực thụ hoặc những người làm ăn tin tưởng vào phong thủy vì thế đặt một chậu lan này trong nhà sẽ thấy được sự sang trọng, quý phái và hy vọng về tiền tài về càng nhiều.
Bên cạnh đó với màu vàng tươi sáng tượng trưng cho sự vương lên mãnh liệt, ý chí chiến đấu và không khuất phục vì thế bạn có thể sử dụng chúng để tăng bạn bè, người thân trong các dịp khai trương, nhà mới… cực kỳ thích hợp và rất có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Cách trồng lan vảy rồng
Mặc dù trồng loại hoa này thực sự không quá khó nhưng nếu bạn không nắm được các quy trình và thực hiện chính xác thì cuối cùng việc để có được một chậu hoa như ý là rất khó. Vì thế bạn nên làm một cách thật nhuần nhuyễn các hướng dẫn sau thì chắc chắn bạn sẽ sở hữu sớm cho mình chậu hoa vảy rồng đẹp nhanh thôi.
Thời điểm thích hợp để trồng lan vảy rồng
Loài hoa này thường nở rộ vào tháng 4~6 hằng năm và đây là thời điểm mùa hè nên thời tiết không phải là đẹp nhất và cũng không ủng hộ loài hoa này, do thời tiết nóng nên hoa không tồn lại lâu, thông thương sẽ tồn tại khoảng 7~10 ngày là nhiều.
Mặc dù loài hoa này chỉ nở và tàn khá nhanh so với các giống lan khác như cattleya, lan hồ điệp nhưng khá nhiều dân chơi vẫn thích hoa này có lẽ vì khó nên nhiều người muốn chính phục cũng như vẻ đẹp khác lạ của loài lan này.
Cách lựa chọn giá thể
Thông thường thì chúng ta nên chọn gỗ lũa có thân trơn tru, nên làm thật sạch võ để tránh việc con trùng tấn công, làm tổ gây hại cho hoa đồng thời không còn bất cứ mầm bệnh nào có thể ảnh hưởng đến hoa.
Nếu bạn là một người có con mắt nghệ thuật tinh tế và có đôi tay tài hoa thì nên đục đẻo, chỉnh sửa thân cây làm giá thể lại sao cho giống hình ảnh của loài rồng nhất có thể từ đó có lớp vỏ rồng của lan vảy rồng nữa thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Có một điều bạn nên biết chính là khi sử dụng gián bảng thì sau này bán hàng, cho, tặng khi ở xa vận chuyển sẽ trở nên cực dễ dàng.
Cách xử lý giống trước khi ghép vào giá thể
Thực sự không cầu kỳ như các giống lan khác vì đối với lan vảy rồng bạn chỉ cần cắt đi các rễ đã già, úa và rửa sạch lại bằng nước sau đó ngâm toàn thân cây vào dung dịch Physan 15 trong vòng 20 phút để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh sau đó bắt đầu ngâm tiếp trong dung dịch B1+Atonik trong 1 tiếng.
Tiến hành trồng lan vảy rồng
Không có gì quá phức tạp ở đây vì tiếp theo các bước phía trên bạn có thể trồng ngay hoặc để cây sau khi ngâm ở nơi thoáng mát và tiến hành ghép vào giá thể trong thời gian vài ngày sau vẫn không sao nhé.
Có một lưu ý là nếu bạn muốn cây nhanh ra rễ hơn thì nên sử dụng một ít thuốc kích thích để mọc rễ và chuyện này không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây sau này cả.
Những miếng giá thể to thường sẽ là sự lựa chọn ưa thích của nhiều người hơn vì nó tiết kiệm được cả thời gian và công sức và cũng không gây ảnh hưởng tới giả hành.
Nói như trên không có nghĩa là bạn sẽ không nên ghép vào những giá thể nhỏ hơn, việc này cũng không có vấn đề gì nhé. Khi làm theo phương pháp này thì chúng ta sẽ có cơ hội chọn được các giả hành non. Bạn sẽ gặp những tình huống các giả hành dính vào nhau khi ghép vào các giá thể to.
Có thêm một ưu điểm của phương pháp 2 chính là bạn có thể tùy biến các giả hành tốt hơn và dễ dàng cắt ghép vào các vị trí lồi lõm trên thân cây.
Nếu cần có được những khoảng cách hợp lý thì bạn nên buộc thật chặt các miếng gỗ vào thân cây như vậy lúc chăm sóc, tưới nước hay gặp mưa, gió cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cây.
Cách chăm sóc lan vảy rồng
Với bất cứ loài lan nào thì việc chọn được những chế độ chăm sóc tốt nhất sẽ giúp hoa tăng tuổi thọ, phát triển mạnh mẽ hơn, trổ hoa đúng thời điểm, lâu tàn hơn vì thế bạn cần lưu ý các yếu tố sau.
Nước
So với các giống lan khác thì lượng nước của lan vảy rồng sẽ nhiều hơn nên bạn sẽ tưới khoảng 2~4 lần/ ngày trong thời gian đầu để giúp cây lên nhanh nhất có thể và bén rễ nhanh từ đó tạo đà cho cây phát triển vượt bậc.
Không kèm phần quan trọng chính là vị trí để cho cây phát triển tốt nhất chính là nơi râm mát, có độ ẩm nhiều nhưng nên thoáng mà không có gió quá lớn nhé. Nên chăm phun thuốc kích thích để cây nhanh mọc rễ và thời gian đầu nên phun chu kỳ 5~7 ngày/lần.
Vì cây được trồng bám lên giá thể nên việc thoát nước khá tốt vì thế bạn không quá lo lắng về vấn đề ngập nước như các loài lan khác nhé.
Phân bón
Thực sự thì thời gian đầu bạn cần chăm sóc cây rất kỹ vì cây chưa mạnh nên chăm bón phân để cây bắt đầu nuôi dưỡng lá và cũng tạo đà để ra hoa giai đoạn sắp tới.
Nên bón cho cây loại phân NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 với tần suất khoảng 5~7 lần/ ngày bằng cách hòa tan phun trực tiếp lên cây, nhớ pha loãng tránh làm cây quá nóng dễ thối là và giả hành nhé.
Đối với loại lan vảy rồng thì bạn nên tưới phân sau tết mạnh và vẫn duy trì giai đoạn sau khi hoa tàn nhé vì cây cần dinh dưỡng để phục hồi và chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa tiếp theo.
Nhiệt độ
Thông thường các loài lan khác chịu nhiệt kém nhưng với lan vảy rồng các bạn có thể để khoảng nhiệt từ 20~27 độ C là đẹp nhất. Nên để nơi thoáng mát và thông thường nhiệt ban ngày và đêm nên chênh nhau một lượng vừa đủ sẽ giúp cây dễ dàng nở hoa hơn.
Tóm lại
Trên đây là tất cả những thông tin về lan vảy rồng được blog Chơi Hoa Lan tổng hợp lại và giới đến bạn, hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trồng loại hoa này nhé.
Nguồn tham khảo: